Nhắc đến bộ môn yoga, bộ môn khiến nhiều người nghĩ ngay đến sự dẻo dai kết hợp với thư giãn. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng còn thiếu, yoga là tên gọi chung, bên trong là muôn vàn trường phái luyện tập, Và nếu bạn đang tìm một phương pháp giúp tăng cường sức mạnh từ bên trong, cải thiện tư thế và kiểm soát cơ thể tốt hơn, Core Yoga sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn chưa biết Core Yoga là gì, bài viết này, TPY sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó.
Core Yoga là gì?
Tôi, bạn và cả mọi người, những ai khi mới bắt đầu hành trình đến với yoga đều sẽ không ít lần bỡ ngỡ khi tiếp cận với rất nhiều trường phái khác nhau – từ nhẹ nhàng như Yin Yoga đến các động tác mạnh mẽ như Power Yoga. Và Core Yoga được biết đến là một trong những trường phái mang phong cách rèn luyện kết hợp giữa sức mạnh và ý thức. Và Core được đánh giá là một trường phái quan trọng nhắm đến việc phát triển thể chất toàn diện.

Định nghĩa về Core Yoga
Hiểu đơn giản, yoga core là phương thức luyện tập tập trung vào việc rèn luyện nhóm cơ trung tâm (còn gọi là “core”). Nhóm cơ này bao gồm cơ bụng, cơ lưng dưới, hông và xương chậu,… Nhớm cơ này được biết đến là nhóm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và thăng bằng cho toàn bộ cơ thể.

Khi luyện tập Core Yoga không chỉ giúp tăng cường sức khỏe phần bụng mà còn mang đến hiệu quả giúp cải thiện khả năng phối hợp vận động, giúp tăng sức mạnh đồng thời kiểm soát toàn thân.
Điều khiến yoga core có sự khác biệt
Sự đặc biệt của Core Yoga nằm ở việc tập luyện core chủ yếu chú trọng đến sự liên kết cơ thể, sự kết hợp giữa hít thở sâu và chuyển động có chủ đích. Các bài tập mang tính cơ động, có thể thực hiện trên thảm yoga tại nhà hoặc trong phòng tập. Đặc biệt là nó phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn người tập lâu năm muốn tăng cường khả năng vận động và tăng sức bền.

Không đơn thuần là rèn luyện cơ bụng. Core yoga là sự kết hợp giữa tính linh hoạt, thăng bằng và sức mạnh cơ thể để tạo nên một nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động thể chất.
Những lợi ích của Core Yoga cho sức khỏe
Ngưởi ta tìm đến với yoga không chỉ dừng lại ở vấn đề tập luyện sự dẻo dai, mà còn là để nâng cao sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Với Core Yoga, điều này thể hiện càng rõ ràng hơn bởi core tập trung chính vào nhóm cơ “trung tâm” – Đây là nơi giữ thăng bằng, nâng đỡ và tạo nên sự ổn định cho toàn bộ cơ thể. Nếu bạn luyện tập Core Yoga đều đặn, bạn sẽ nhận thấy được những thay đổi cơ thể theo hướng tích cực, cụ thể:
Tăng cường sức mạnh vùng core
Core Yoga là giải pháp giúp kích hoạt và tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ bụng sâu – Đây là điều mà rất nhiều bài tập thể dục thông thường khó có thể tác động đến. Khi nhóm cơ core khỏe, bạn sẽ nhận thấy rõ rệt sự cải thiện từ: tư thế, dáng đứng, và bao gồm chuyển động hàng ngày.
Cải thiện tư thế và giảm đau lưng
Một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng là cơ core yếu. Và khi các nhóm cơ trung tâm được tăng cường, cột sống sẽ nhận được sự nâng đỡ tốt hơn, thông qua đó giảm thiểu được phần nào áp lực lên các đốt sống giúp giảm nguy cơ đau lưng mãn tính.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và cơ quan nội tạng
Các tư thế sử dụng trong Core Yoga sẽ giúp massage nhẹ nhàng các bộ phận trong ổ bụng, từ đó mang đến hiệu quả hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp thúc đẩy tăng tuần hoàn máu đồng thời giảm hiệu quả các triệu chứng đầy hơi.
Tăng cường thăng bằng và phối hợp vận động
Core được xem là phần trung tâm giúp kết nối giữa hai phần trên và dưới cơ thể. Chính vì vậy, khi nhóm cơ được rèn luyện tăng cường sức mạnh, bạn cũng sẽ cải thiện đáng kể khả năng giữ thăng bằng, phản xạ và sự linh hoạt – Điều này rất quan trọng từ trong tập luyện yoga, thể thao đến các hoạt động hàng ngày.

Giảm căng thẳng và tăng khả năng tập trung
Cũng như hầu hết các trường phái yoga khác, Core Yoga sử dụng nguyên lý hơi thở sâu và ý thức cơ thể làm công cụ để giảm stress, giúp điều hòa hệ thần kinh để giúp bạn tĩnh tại hơn trong tâm trí.
Tổng hợp một số tư thế Core Yoga cho người mới
Bạn đang rất háo hức và muốn bắt đầu luyện tập Core Yoga sau khi đọc bài này nhưng bạn chưa biết nên khởi đầu từ đâu. Dưới đây, TPY xin gửi đến bạn một số tư thế cơ bản và phổ biến trong Core Yoga, và đặc biệt là nó cũng phù hợp với người mới.

Tuy là những động tác không quá phức tạp nhưng chắc chắn đủ để bạn cảm nhận được hiệu quả chỉ sau vài buổi tập, cùng thử nhé!
Tư thế Yoga con thuyền (Navasana)
Đây được xem là một trong những tư thế đặc trưng trong Core Yoga. Khi thực hiện tư thế Navasana, bạn sẽ kích hoạt được toàn bộ cơ bụng và cơ hông giúp tăng cường cơ bụng, hông, đùi,.. đồng thời cải thiện khả năng thăng bằng và kiểm soát cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Tư thế ngồi thẳng trên thảm, gập đầu gối và giữ bàn chân chạm sàn.
- Nhấc hai chân lên chú ý sao cho ống chân song song với sàn.
- Duỗi thẳng tay ra phía trước, song song với mặt đất.
- Giữ ngực mở, lưng thẳng, giữ tư thế trong 20–30 giây rồi thả lỏng.

Tư thế Yoga chó cúi mặt (Adho Mukha Svanasana)
Tư thế chó cúi mặt không chỉ có tác dụng giúp kéo giãn toàn thân mà còn hỗ trợ trong việc kích hoạt nhóm cơ core thông qua việc duy trì trọng lượng cơ thể trên tay và chân. Tư thế này hiệu quả tăng cường sức mạnh vai, lưng, chân, kéo giãn cột sống và nhóm cơ core.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế plank.
- Đẩy hông lên cao, tạo thành hình chữ V ngược.
- Tay và chân giữ thẳng, mắt nhìn về rốn hoặc giữa hai chân.
- Hít thở đều, giữ tư thế trong 30 giây.

Tư thế Yoga chiếc ghế (Utkatasana)
Utkatasana là tư thế thử thách khả năng giữ vững thăng bằng và tăng cường khả năng làm việc của cơ bụng dưới cùng đùi. Tập luyện động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh đùi, bụng, bắp chân và cơ vùng lưng dưới.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân song song.
- Gập gối và hạ thấp hông như đang ngồi trên ghế vô hình.
- Tay duỗi thẳng qua đầu, mắt nhìn lên.
- Giữ tư thế 30–45 giây.
Tư thế Yoga đom đóm (Tittibhasana)
Là một tư thế yoga nâng cao, Tittibhasana đòi hỏi sức mạnh nhóm cơ core và lực cánh tay. Tư thế sẽ giúp bạn cải thiện sự kiểm soát cơ thể, sức mạnh nhóm core, sự linh hoạt hông và vai.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm, hai tay đặt sau bắp chân.
- Nâng mông và dồn trọng lượng về phía tay.
- Duỗi chân ra hai bên, nâng cơ thể lên bằng tay.
- Giữ tư thế vài nhịp thở.

Tư thế Yoga bốn chi (Chaturanga Dandasana)
Chaturanga Dandasana được xem là một tư thế mang tính nền tảng trong trường phái Vinyasa Flow và cũng là một trong số những bài tập tuyệt vời dành cho vùng core. Tập luyện tư thế này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ core, vai, ngực và tay sau.
Hướng dẫn thực hiện:
- Từ tư thế plank, hạ cơ thể xuống sao cho khuỷu tay vuông góc, sát người.
- Giữ toàn thân song song sàn.
- Siết bụng, hít thở sâu và giữ 10–20 giây.

Các lưu ý khi tập Core Yoga
Dù biết rằng, Core Yoga là một phương pháp luyện tập phù hợp với hầu hết mọi người nhưng nếu tập sai cách, bạn vẫn có thể gặp phải vấn đề từ tình trạng đau cơ, mất sức đến nặng hơn là chấn thương. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình luyện tập, bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng.
- Khởi động: Hãy luôn nhớ khởi động trước khi bắt đầu để, việc này sẽ giúp làm nóng cơ thể, giúp cơ thể thích nghi đồng thời kích hoạt các cơ.
- Lắng nghe bản thân: Hãy học cách lắng nghe cơ thể, đừng cố ép mình vào tư thế khi cơ thể chưa đủ khả năng.
- Hơi thở: Việc giữ hơi thở đều trong suốt bài tập là điều quan trọng trong mọi trường phái Yoga, tránh việc nín thở.
- Ưu tiên chất lượng hơn số lượng: Tư thế đúng và giữ được lâu sẽ hiệu quả hơn một tư thế có thể lặp lại nhiều lần nhưng sai kỹ thuật.
- Hỗ trợ: Nếu cần thiết, hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gạch yoga hoặc dây khi cần.

Một số mẹo luyện tập dành cho người mới bắt đầu
Những người khi mới bắt đầu luôn có cảm giác hứng thú, xen lẫn bỡ ngỡ. Và bắt đầu với Core Yoga cũng không ngoại lệ, nếu là người mới, nắm một vài mẹo nhỏ sẽ giúp quá trình luyện tập trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả và bền vững hơn. Và sau đây là một vài lời khuyên hữu ích để bạn bắt nhịp nhanh chóng với trường phái này.
- Bắt đầu từ cơ bản: Các tư thế cơ bản như: chó cúi mặt, plank, con thuyền là những tư thế tốt cho người mới giúp bạn làm quen dễ dàn hơn.
- Đều đặn: Để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần tập luyện đều đặn, gợi ý ít nhất 2–3 buổi mỗi tuần sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn.
- Đến lớp tập: Nếu là người mới tập yoga, tốt nhất bạn nên tham gia lớp có hướng dẫn để nắm chắc kỹ thuật.
- Kế hoạch: Hãy tập thói quen hhi nhật ký tập luyện, điều này sẽ giúp bạn theo dõi sự tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
- Sau tập luyện: Đừng quên thư giãn sau mỗi buổi tập, giúp cơ thể phục hồi và tránh căng cứng.

Kết luận
Core Yoga sẽ là một lựa chọn tuyệt với cho nhưng ai đang tìm kiếm một phương pháp luyện tập vừa giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện thăng bằng vừa giúp nâng cao chất lượng sống một cách toàn diện. Hiểu rõ Yoga Core là gì không chỉ giúp bạn tập đúng mà còn là cách để bạn có được động lực duy trì thói quen tập luyện lâu dài.
Hãy kiên trì, lắng nghe cơ thể và tận hưởng một hành trình rèn luyện từ bên trong – nơi sức mạnh thực sự bắt đầu. Hẹn gặp lại ở những chia sẻ kế tiếp Tpyacademy.vn.