Tư thế Cây (Vrikshasana): Tĩnh lặng như gốc rễ – Vững vàng như thân cây

Tư thế Cây (Vrikshasana)

Giữa những chao đảo cuộc sống, thứ người ta cần đơn giản chỉ là một nơi đủ “Định” để họ neo mình lại. Và Tư thế Cây – Vrikshasana trong yoga không chỉ là một động tác giữ thăng bằng, nó còn là biểu tượng của sự vững vàng, kiên định và nghị lực vươn lên. Khi thực hiện động tác, ta đứng trên một chân, lúc này nó được ví như chiếc rễ cắm sâu vào lòng đất và cũng là lúc ta kết nối với sự ổn định từ bên trong. Bài viết này, TPY sẽ cùng bạn tìm hiểu về tư thế chi tiết!

Tư thế Cây là gì?

Khi đã quá mệt mỏi với guồng quay cuộc sống, ta luôn muốn tìm một chốn để đứng yên giữa thế gian biến động, Vrikshasana xuất hiện như một phương tiện để giúp ta tiếp cận với sự tĩnh lặng thông qua hình thể. Nơi để ta cảm nhận về sự vững vàng – cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tư thế Cây là gì?
Tư thế Cây là gì?

Được biết đến là một tư thế đứng một chân trong yoga, Tư thế Cây (Vrikshasana) giúp bạn rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, giúp cải thiện sự tập trung đồng thời mang đến bạn cảm giác vững vàng. Tên của tư thế bắt nguồn từ sự mô phỏng hình ảnh cái cây vững chắc cùng bộ rễ bám sâu và cành lá vươn cao.

Ý nghĩa tinh thần của Vrikshasana

Phía trong sự tĩnh tại là một dòng năng lượng đang âm thầm chảy. Khi đứng yên trong tư thế Vrikshasana, thực chất đó không phải là sự bất động, đó chỉ là cách mà một sự sống vững chắc đang lan tỏa, từ bên trong ra ngoài. Tư thế cái cây đồng thời cũng là thứ đã giúp ta nhận ra: muốn vươn cao, trước hết cần phải có bộ rễ thật sâu, thật vững chắc.

Ý nghĩa tinh thần của Vrikshasana
Ý nghĩa tinh thần của Vrikshasana

Như một cái cây, chỉ khi gốc rễ đủ sâu ta mới có thể đứng vững và vươn cao cành lá đến ánh sáng. Vrikshasana mang đến những cảm nhận rõ ràng nhất về sự an trú, kết nối giữa đất và trời, giữa tĩnh và động. Nơi con người học cách đứng yên trong sự chuyển động và tĩnh lặng trong mọi thách thức.

Những lợi ích tư thế Cây mang lại

Một tư thế với dáng đứng tưởng đơn giản, Vrikshasana lại ẩn chứa nhiều tác động tích cực lên nhiều bộ phận quan trọng như: hệ thần kinh, cơ xương và cảm xúc,…

Những lợi ích tư thế Cây mang lại
Những lợi ích tư thế Cây mang lại

Để bạn có những nhận định rõ ràng hơn, dưới đây là những giá trị thực tế mà tư thế mang lại cho người thực hành:

  • Cải thiện thăng bằng và sự phối hợp: Giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng và sự kiểm soát cơ thể.
  • Tăng cường cơ chân và cơ lõi (core): Giúp săn chắc đùi, mắt cá chân và cải thiện sức mạnh vùng bụng.
  • Tăng sự tập trung: Để giữ lâu, tư thế đòi hỏi người tập duy trì ý thức vào từng hơi thở và từng chuyển động nhỏ.
  • Giúp ổn định tâm trí: Khi cơ thể đã vững vàng, tâm trí cũng trở nên tĩnh lặng hơn.
  • Tăng cảm giác kết nối với mặt đất: Cảm nhận sự neo giữ thật sự và tạo nền tảng vững chắc từ sâu bên trong.

Hướng dẫn thực hiện tư thế Vrikshasana

Không riêng gì Vrikshasana, mỗi tư thế trong yoga là một hành trình khám phá nội lực. Và để bạn bước vào tư thế Vrikshasana một cách an toàn và trọn vẹn, điều cần thiết là nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật để thực hiện vừa chính xác, vừa kết nối được bản thân với hơi thở và ý thức.

Những lưu ý: Để có một tư thế đúng!

  • Tư thế đứng trên một chân, chân còn lại gập và đặt vào bên trong đùi hoặc đặt trên bắp chân.
  • Hai tay có thể chắp phía trước ngực hoặc hai tay vươn lên cao như cành cây.
Hướng dẫn thực hiện tư thế Vrikshasana
Hướng dẫn thực hiện tư thế Vrikshasana

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bắt đầu từ tư thế đứng thẳng (Tadasana), dồn trọng lượng vào chân trái.
  • Gập gối phải, đặt bàn chân phải lên mặt trong đùi trái (hoặc bắp chân nếu chưa đủ linh hoạt). Tránh đặt lên đầu gối.
  • Hai tay chắp trước ngực trong tư thế cầu nguyện, hoặc vươn tay lên cao.
  • Mắt nhìn về một điểm cố định để giữ cân bằng.
  • Giữ tư thế từ 5–10 nhịp thở, sau đó đổi bên.

Lưu ý khi tập Vrikshasana

Hãy đến với Yoga một cách nhẹ nhàng, sự thăng bằng không đến từ việc gồng ép, mà từ sự thấu hiểu cơ thể và tâm trí. Và hãy lưu ý những điều sau khi tập, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh Vrikshasana phù hợp với mình để từ đó nuôi dưỡng sự ổn định thật sự từ trong gốc rễ.

  • Không đặt chân lên đầu gối: Việc đặt chân lên đầu gối sẽ có khả năng gây áp lực không cần thiết lên khớp gối khiến dễ bị chấn thương.
  • Lựa chọn điểm nhìn ổn định: Một tiêu điểm ổn định sẽ giúp tăng khả năng giữ thăng bằng.
  • Không gồng vai: Lưu ý khi nâng tay, bạn phải giữ vai ở trạng thái thư giãn và cánh tay mềm mại.
  • Chân trụ vững: Hãy dồn lực đều lên bàn chân và luôn giữ cơ đùi trạng thái kích hoạt.
Lưu ý khi tập Vrikshasana
Lưu ý khi tập Vrikshasana

Các biến thể và dụng cụ hỗ trợ thực hiện tư thế

Mỗi cơ thể là một bản thể riêng biệt. Việc khám phá các biến thể trong Vrikshasana sẽ giúp bạn tiếp cận tư thế này một cách nhẹ nhàng và sáng tạo hơn – bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình tập luyện.

Biến thể cho người mới bắt đầu

Khi mới làm quen với tư thế cái Cây thì việc giữ thăng bằng trên một chân có thể là thử thách khá lớn. Và biến thể này được xây dụng giúp người tập xây nền móng vững chắc bằng sự tiếp xúc nhẹ nhàng và từ tốn.

  • Hướng dẫn thực hiện: Đặt bàn chân chạm nhẹ vào cổ chân bên trong, mũi chân vẫn chạm sàn.
  • Đối tượng phù hợp: Tư thế biến thể đơn giản này dành cho người mới tập hoặc đang muốn rèn luyện khả năng thăng bằng.

Biến thể nâng cao

Những ai đã cảm nhận được sự vững chãi, bọ có thể tiến thêm với biến thể nâng cao này để thử thách bản thân – nơi sự thăng bằng không còn phụ thuộc vào thị giác, mà nằm ở nội lực và sự hiện diện trọn vẹn. Để bạn cảm nhận rõ hơn sự lặng yên nội tại khi bỏ qua mọi giác quan bên ngoài.

  • Hướng dẫn thực hiện: Hai tay vươn lên cao và khép lòng bàn tay lại trên đỉnh đầu, đồng thời nhắm mắt để thử thách khả năng giữ thăng bằng.
  • Đối tượng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm và muốn đào sâu sự tập trung nội tại.
Biến thể cho người mới bắt đầu
Biến thể cho người mới bắt đầu

Ứng dụng Vrikshasana trong chuỗi luyện tập

Không chỉ được thực hiện như một tư thế đứng độc lập, Vrikshasana còn là một mắt xích tinh tế nằm trong các chuỗi yoga hướng đến việc nâng cao sự tập trung và ổn định năng lượng. Chỉ cần đặt nó vào đúng vị trí trong chuỗi luyện tập, bạn sẽ thấy được sự hiệu quả tối ưu cho thân – tâm.

Ứng dụng Vrikshasana trong chuỗi luyện tập
Ứng dụng Vrikshasana trong chuỗi luyện tập

Điển hình có thể gặp tư thế cái Cây được lồng ghép trong các chuỗi yoga nhằm đánh thức sức mạnh bên trong, cải thiện sự tập trung và thiết lập sự tĩnh tại.

Kết luận

Là lời mời gọi nhẹ nhàng nhưng sâu sắc để trở về với gốc rễ chính mình. Khi thực hành đều đặn, bạn sẽ nhận ra rằng ta không chỉ đứng vững hơn trên thảm tập, mà còn là sự vững vàng hơn giữa đời sống nhiều biến chuyển.

Và dù ngoại cảnh có lay động đến đâu, khi ta học được cách đứng yên như một thân cây, ta cũng học được cách sống an nhiên giữa dòng đời chuyển động. Vậy thì ngay bây giờ, hãy trở về với chính mình, rất mong được chào đoán tại Học viện Yoga Quốc tế TPY một ngày không xa.

Đăng ký tư vấn

Lên đầu trang
LOGO TPY Academy

Lưu ý:
** Khung giờ tập 19:00 - 20:00 chỉ áp dụng vào thứ 3 & thứ 5
** Chiều thứ 7 & cả ngày Chủ Nhật học viện không mở cửa.

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

(*) Nếu được bạn có thể đăng ký tham gia cả 3 chuyên đề để xem cái nào sẽ phù hợp với bạn nhé.

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

LOGO TPY Academy

Lưu ý:
** Khung giờ tập 19:00 - 20:00 chỉ áp dụng vào thứ 3 & thứ 5
** Chiều thứ 7 & cả ngày Chủ Nhật học viện không mở cửa.