Bạn đến với yoga với mong muốn tìm lại sự cân bằng cơ thể, tâm trí và nâng cao sức khỏe thể chất? Và Ashtanga Yoga sẽ là một gợi ý phù hợp dành cho bạn. Không đơn thuần là chuỗi các động tác, Ashtanga là cả một hành trình và sự kết hợp giữa sức mạnh cơ thể, kiểm soát hơi thở và sự tĩnh lặng của tâm trí. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, bài viết sau đây là tất cả những gì xoay quanh bộ môn Yoga Ashtanga mà TPY muốn gửi đến bạn, cùng tham khảo nhé
Ashtanga Yoga là gì?
Nếu quan tâm đến yoga, chắc hẳn bạn cũng đã nghe nói rất nhiều về trường phái yoga này. Cụ thể, Ashtanga Yoga có thể được xem là một trong những phong cách yoga mang tính chất mạnh mẽ và có tính kỷ luật cao nhất? Bộ môn được xây dựng và phát triển bởi bậc thầy Sri K. Pattabhi Jois vào thế kỷ 20, Ashtanga Yoga bao gồm một chuỗi động tác kết hợp với kiểm soát hơi thở và sự tập trung.

Và để có thể thành công chinh phục phương pháp này, người tập cần có sự kiên trì và tận tâm rất lớn. Tuy nhiên đổi lại, lợi ích nhận được là vô cùng to lớn về mọi mặt.
Những triết lý Ashtanga yoga và ý nghĩa của nó
Để có thể mang lại những giá trị cao về mọi mặt và được công nhận không phải là một điều dễ dàng. Yoga là một bộ môn không chỉ quan trọng trong việc thực hành các động tác mà đi kèm là cả một hệ thống triết lý giúp con người hướng đến một cuộc sống hài hòa và có ý nghĩa hơn.
Kế thừa được ý chí đó, Ashtanga Yoga được xây dựng và phát triển dựa trên tám nhánh của Patanjali, mỗi nhánh được ví như một bước đi trên con đường phát triển và hoàn thiện bản thân. Cùng khám phá những nguyên tắc này và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bộ môn này nhé!
Điều khiển – Giới (Yama)
Giới (Tiếng Phạn Yama) là những điều lệ giúp chúng ta điều chỉnh hành vi, tạo nền tảng cho một cuộc sống lương thiện và hài hòa với mọi người xung quanh. Đây được xem là một trong những bước đầu tiên để tiếp nối và xây dựng nền tảng vững chắc cho một hành trình yoga vững vàng.
Quy tắc ứng xử (Niyama)
Nếu Yama mang mục tiêu hướng ra bên ngoài, thì Niyama lại tập trung phần lớn vào việc giúp rèn luyện nội tâm. Những quy tắc này sẽ giúp người tập có kỷ luật hơn, giữ tâm trí trong sạch và hướng tới sự phát triển cá nhân.
Tư thế yoga (Asana)
Có thể bạn không biết, với mỗi một tư thế được thực hiện trong Ashtanga Yoga không chỉ mang hiệu quả giúp cho cơ thể dẻo dai mà còn hỗ trợ cho quá trình thiền định. Việc thực hành Asana đúng cách sẽ là chìa khóa giúp bạn dễ dàng đạt đến sự ổn định và cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần.
Kiểm soát hơi thở (Pranayama)
Bạn có biết, trong yoga, hơi thở mang một ý nghĩa thiêng liêng và là cầu nối giữa cơ thể và tâm trí? Việc nắm vững các bài tập Pranayama sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều hòa năng lượng, cân bằng cảm xúc và tăng cường sức khỏe nội tạng.
Kiểm soát cảm xúc (Pratyahara)
Thế giới vận hành luôn mang đầy rẫy nhiều vấn đề có tích cực, có tiêu cực và chúng luôn quây quanh bạn. Chính những tác động đó lại khiến tâm trí ta dễ bị xao động. Việc tập trung phát triển Pratyahara sẽ dạy chúng ta cách kiểm soát giác quan, giúp tâm hồn trở nên bình an hơn.
Tập trung luyện tập (Dharana)
Tập trung được xem là chìa khóa của mọi sự thành công. Dharana sẽ giúp người tập rèn luyện sự chú tâm, giúp họ vững vàng về tâm trí, tránh bị phân tâm bởi những yếu tố tác nhân bên ngoài.
Thiền định (Dhyana)
Từ rất lâu, việc thiền định đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích, nó không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là phương pháp đưa con người đến trạng thái tĩnh lặng và nhận thức sâu sắc hơn về bản thân.
Trạng thái giác ngộ (Samadhi)
Có thể nói, đây chính là mục tiêu cuối cùng của mọi người tập Ashtanga Yoga: Samadhi – Trạng thái được xem là sự hợp nhất tuyệt đối giữa con người và vũ trụ, bước vào trạng thái này, con người sẽ có được sự bình an và giác ngộ tuyệt đối.
Lợi ích của việc tập Ashtanga Yoga
Được xem là một bộ môn phổ biến trong yoga với nhiều lợi ích. Chỉ cần dành ra một chút thời gian để luyện tập mỗi ngày, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt về cả thể chất lẫn tinh thần? Không ngững lại ở những giá trị sức khỏe, Ashtanga Yoga còn mang lại những lợi ích bất ngờ về mặt tinh thần.
Lợi ích về mặt thể chất
- Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ dẻo dai: Các động tác trong Ashtange giúp cơ thể săn chắc, linh hoạt hơn, đặc biệt là các vùng lưng, vai, chân và cơ bụng.
- Cải thiện sức bền và năng lượng: Thực hành tập luyện liên tục và đều đặn sẽ giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường sức bền, giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực.
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn và trao đổi chất: Sự kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và vận động khiến Ashtanga Yoga là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện hệ tim mạch, tối ưu hóa quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân và cải thiện tiêu hóa.
- Cân bằng tư thế và tăng cường khả năng giữ thăng bằng: Các tư thế hướng người tập đến việc duy trì sự ổn định và kiểm soát cơ thể tốt hơn, giảm thiểu các nguy cơ gây chấn thương.

Lợi ích về mặt tinh thần
- Giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nhờ sự luyện tập tập trung vào hơi thở và thiền định, Ashtanga Yoga giúp giảm lo âu, cân bằng cảm xúc và mang lại giấc ngủ sâu hơn.
- Nâng cao khả năng tập trung và tư duy sáng suốt: Các kỹ thuật tập trung trong yoga giúp rèn luyện sự chú ý, cải thiện trí nhớ và khả năng ra quyết định.
- Tạo ra sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí: Việc thực hành đều đặn giúp bạn nhận thức rõ hơn về bản thân, phát triển sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn và thái độ sống tích cực.
- Cân bằng cảm xúc, hướng đến sự bình yên nội tâm: Nhờ vào sự kiểm soát hơi thở và thiền định, người tập có thể dễ dàng kiểm soát cảm xúc, tránh xa những tiêu cực và tìm thấy sự an yên trong tâm hồn.
Một số bài tập Ashtanga Yoga đơn giản thực hiện tại nhà
Việc tự luyện tập là điều hoàn toàn có thể với bộ môn này dù bạn là một người mới. Nói cách khách, bạn không cần phải đến phòng tập mà vẫn có thể trải nghiệm những lợi ích của Ashtanga Yoga. Tuy nhiên, việc tự tập luyện sẽ chỉ dừng ở những động tác đơn giản bởi có một số động tác bạn cần sự hỗ trợ của HLV có chuyên môn để tránh xảy ra chấn thương.
Dưới đây là một số tư thế cơ bản mà bạn có thể thực hành ngay tại nhà, giúp cơ thể dẻo dai hơn và tâm trí bình an hơn. Hãy thử trải nghiệm trước khi đến với môi trường chuyên nghiệp nhé
Tư thế con bướm
Tư thế cánh bướm trong tiếng Phạn còn được gọi là Baddha Konasana là bài tập đơn giản dễ thực hiện với mục đích làm săn chắc cơ hông, giúp mở hông, kéo giãn đùi trong, cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế ngồi trên thảm, đưa hai lòng bàn chân áp vào nhau, đầu gối mở sang hai bên.
- Bước kế tiếp, nắm lấy bàn chân và từ từ kéo gót chân về gần cơ thể.
- Hít vào thở ra, nhẹ nhàng đẩy đầu gối xuống thảm.
- Giữ tư thế trong 30-60 giây,
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện phải luôn giữ thẳng lưng đồng thời điều hòa hơi thở đều đặn.
Gập người chân rộng (Prasarita Padottanasana)
Tư thế này hỗ trợ giúp kéo giãn lưng, gân kheo, và giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân mở rộng hơn vai, bàn chân song song.
- Hít vào, giữ lưng thẳng, đặt hai tay lên hông.
- Thở ra, gập người về phía trước, đặt tay xuống sàn hoặc giữ cổ chân.
- Giữ tư thế trong 30-60 giây, hít thở sâu.
Tư thế chiến binh (Virabhadrasana)
Tư thế này hiệu quả giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, cải thiện sự tập trung và khả năng giữ thăng bằng.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, bước chân phải ra sau, giữ chân trước vuông góc 90 độ.
- Hít vào, nâng hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Giữ lưng thẳng, mở rộng ngực, mắt nhìn theo tay.
- Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó đổi bên.

Đứng bàn tay chạm vào ngón chân cái (Padangusthasana)
Phương pháp giúp kéo giãn cơ lưng, gân kheo, tăng tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông.
- Hít vào, giơ hai tay lên cao, giữ lưng thẳng.
- Thở ra, gập người về phía trước, hai tay nắm lấy ngón chân cái.
- Giữ tư thế trong 30-60 giây, hít thở sâu.

Tư thế cái ghế (Utkatasana)
Utkatasana tập trung giúp cơ chân, cơ lưng và cơ bụng săn chắc, cải thiện sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân sát nhau, hít vào và giơ hai tay lên cao.
- Thở ra, gập gối và đẩy hông về sau như đang ngồi trên ghế.
- Giữ lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước.
- Giữ tư thế trong 30-60 giây, thở đều.
Kết luận
Có thể nói, Ashtanga Yoga không đơn thuần là một phương pháp luyện tập thể chất mà còn là một triết lý sống mang lại sự cân bằng và bình an trong tâm hồn. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng và phát triển bản thân, Ashtanga Yoga sẽ là một ý không tồi! Hãy kiên trì luyện tập và bạn sẽ sớm nhận ra những thay đổi tích cực từ bên trong lẫn bên ngoài.
Cùng TPY Academy bắt đầu hành trình khám phá Ashtanga Yoga ngay hôm nay cùng Chương trình yoga cộng đồng tại TPY